Picture

Lưu ý: Cài đặt phần mềm Foxit Reader để đọc các file dưới.

Đề thi Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Toán
File Size: 181 kb
File Type: pdf
Download File

Đáp án Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Toán
File Size: 295 kb
File Type: pdf
Download File

Đề thi Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Ngữ văn
File Size: 170 kb
File Type: pdf
Download File

Đáp án Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Ngữ văn
File Size: 239 kb
File Type: pdf
Download File

Đế thi Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Anh văn (mã đề 139)
File Size: 173 kb
File Type: pdf
Download File

Đáp án Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Anh văn
File Size: 150 kb
File Type: pdf
Download File

Đề thi Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Vật lý (mã đề 134)
File Size: 219 kb
File Type: pdf
Download File

Đáp án Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Vật lý
File Size: 148 kb
File Type: pdf
Download File

Đề thi Tốt nghiệp PTTH 2009 - Môn Sinh học
File Size: 211 kb
File Type: pdf
Download File

Click here to upload file

Ngoại Ngữ Vẫn Là Môn Thi Bắt Buộc

11/1, Bộ GD-ĐT đã họp bàn về những vấn đề chưa thống nhất tại hội nghị thi và tuyển sinh 2010 tổ chức ngày 9/1. Theo đó, về cơ bản thi và tuyển sinh 2010 giữ ổn định như năm trước, môn Ngoại ngữ vẫn là môn thi bắt buộc.  

Theo Dân Trí



Tại hội nghị thi và tuyển sinh 2010, trước những dự thảo đổi mới thi và tuyển sinh mà Bộ đưa ra có 3 vấn đề mà đại biểu có nhiều ý kiến trái chiều như bỏ thi môn ngoại ngữ, chấm chéo bài thi tự luận và nộp hồ sơ xét tuyển NV2, NV3 ngoài việc nộp qua bưu điện, thư đảm bảo thì thí sinh có thể nộp trực tiếp tại trường.


 
Ngoại ngữ vẫn là môn thi bắt buộc
  Trong cuộc họp chiều nay, lãnh đạo Bộ đã đưa ra thảo luận từng vấn đề mà đại biểu có nhiều ý kiến trái chiều. Hiện chưa có kết luận chính thức nhưng theo một lãnh đạo Bộ GD- ĐT về cơ bản thi và tuyển sinh 2010 vẫn giữ ổn định như năm trước. Bộ chỉ có điều chỉnh một chút theo hướng có lợi cho học sinh. Về môn thi tốt nghiệp, Bộ vẫn giữ ổn định như năm trước là thi 6 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ, 3 môn còn lại Bộ sẽ chọn và công bố vào cuối tháng 3. Bộ có điều chỉnh một chút là riêng môn ngoại ngữ, học sinh không học đủ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và thí sinh tại vùng khó khăn về điều kiện dạy học có thể được thi môn thay thế cho môn Ngoại ngữ. Bộ sẽ ra tiêu chí và giao quyền cho các Sở xác định chọn vùng khó khăn như thế nào để quyết định cho thí sinh chọn môn thi khác thay thế môn ngoại ngữ.

Về chấm thi vẫn tiếp tục tổ chức chấm chéo bài thi tự luận như năm 2009, Chỉ điều chỉnh một chút là thanh tra chấm ở đơn vị thứ 3 chứ không phải thanh tra chấm ở tỉnh có bài thi và tỉnh thực hiện chấm chéo để cho khách quan hơn.

Về nộp hồ sơ xét tuyển NV2,NV3 vẫn giữ như dự thảo mà Bộ đã công bố là thí sinh có thể nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển NV2, NV3 qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường. Các trường tổ chức thu nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh nộp trực tiếp tại trường. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu. Hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp theo phương thức nào cũng đều có giá trị xét tuyển như nhau.

Theo vị lãnh đạo trên thì Bộ sẽ có hướng dẫn về cách nộp hồ sơ mới này và giao quyền trách nhiệm cho hiệu trưởng.

Về vấn đề thí sinh có được thay đổi nguyện vọng trước khi thi, vị lãnh đạo này cho hay không thay đổi theo phương thức này mà vẫn thực hiện như năm trước là học sinh được quyền nộp nhiều hồ sơ vào cùng khối thi.

Những điểm mới trên, Bộ sẽ đưa vào quy chế và công bố trong thời gian sớm nhất.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 có gì khác?

Với năng lực thi được khoảng 20 điểm thì có thể đỗ ĐH Hà Nội? Con em trong ngành công an thi có được ưu tiên? Thi hệ CĐ trường ĐH Ngân hàng bằng cách dự thi nhờ? Học bổ túc có được dự thi khối Y và Sư phạm?... 

 Theo Dân Trí



Hỏi: Em muốn hỏi, liệu em thi ĐH Hà Nội khoa Tiếng Đức được 20 điểm thì có đỗ được không?([email protected])
  *Trả lời:   Theo Ban tư vấn thì vào thời điểm này để đánh giá mức độ được bao nhiêu điểm thì đỗ sẽ không có cơ sở. Để có thể biết được điều này thì phải đợi sau khi kết thúc đợt thi thì mới phân tích được. Sở dĩ nói vậy vì vào thời điểm đó sẽ nhận định mức độ khó của đề thi, khả năng phổ điểm phổ biến… Trên cơ sở đó có thể dự đoán được phần nào về điểm chuẩn. 
  
Tuy nhiên theo quy luật hàng năm, nếu em thi khối D trường ĐH Hà Nội có điểm đạt từ 24 trở lên (môn ngoại ngữ đã nhân hệ số) thì cơ hội trúng tuyển là khá lớn. Riêng với ngành Kế toán và Tiếng Anh thì cần phải đạt khoảng từ 29-30 điểm trở lên.
  Em có ý định học văn bằng 2 thuộc nhóm chuyên ngành kinh tế, văn bằng 1 của em thuộc nhóm ngành xã hội. Tuy nhiên em thấy trong khung đào tạo thì một số môn thuộc khối kiến thức chung là giống nhau (như lịch sử Đảng, kinh tế chính tri ...), vậy nếu em đăng kí dự thi và học văn bằng 2 theo hệ đại học chính quy thì em có được miễn/chuyển điểm của những môn học thuộc khối kiến thức chung mà khi học văn bằng một đã có không? Nếu em đăng kí học theo hệ không chính quy thì những môn đó có được miễn/chuyển điểm không?( [email protected]) Em nên lưu ý điều này, văn bằng 2 nhằm mục đích chuyển đổi ngành nghề đào tạo cho các sinh viên có yêu cầu. Thời gian đào tạo văn bằng được rút ngắn hơn rất nhiều so với học chính quy bởi đối với các môn học đại cương đã được đào tạo ở văn bằng 1 thì sẽ không học lại nữa mà chủ yếu vào học ngay các môn chuyên ngành.

Em hiện đang học lớp 12, địa chỉ ở Bình Định. Năm nay em muốn làm hồ sơ dự thi vào ĐH An Ninh nhân dân TPHCM. Em có bố đang công tác trong lực lượng CAND, vậy khi tham gia tuyển sinh vào ĐH An Ninh thì em có được hưởng chính sách ưu tiên gì không? Khi tốt nghiệp ĐH An Ninh em sẽ được nhận công tác ở Bình Định hay phải công tác theo phân công của ngành? ([email protected])

Khối các trường công an, quân đội vẫn áp dụng hình thức ưu tiên tuyển sinh như theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Theo Ban tư vấn được biết, theo quy định của Bộ Công an (Bộ Quốc phòng) thì đối với thí sinh là con em trong ngành sẽ thuộc đối tượng ưu tiên 08 (không có trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ) nhóm ưu tiên 2. Khi thi vào khối các trường này sẽ được cộng thêm 1 điểm vào kết quả thi.

Đối với khối các trường công an, quân đội thì việc được cử làm việc ở đâu là do ngành bố trí.

Nếu năm nay em thi ĐH khối A vào hệ cao đẳng trường ĐH Ngân Hàng thì em có thể đăng kí thi ở Trường ĐH Lạc Hồng ở Đồng Nai được không? Và có sự khác biệt gì so với thí sinh đăng kí thi trực tiếp tại ĐH Ngân hàng cùng hệ Cao đẳng?( [email protected])

Trước tiên em cần lưu ý điều này: Vào thời điểm hiện tại các trường vẫn chưa có thông tin về tuyển sinh năm 2010. Chính vì thế em cần phải đợi các trường công bố thông tin để biết năm 2010 trường ĐH Ngân hàng có tuyển sinh hệ CĐ hay không, đối tượng và hình thức được tuyển sinh vào hệ CĐ là như thế nào.

Nếu trường ĐH Ngân hàng có thông báo tuyển sinh hệ CĐ và hệ CĐ của trường không tổ chức thi mà xét tuyển từ những thí sinh tham dự khối A kì thi tuyển sinh ĐH thì em hoàn toàn có thể làm hồ sơ ĐKDT nhờ tại trường ĐH Lạc Hồng để lấy kết quả tham gia xét tuyển. Việc dự thi nhờ ở trường khác hay tại trường ĐH Ngân hàng thì kết quả xét tuyển không có gì khác biệt.

Tuy nhiên, theo Ban tư vấn được biết thì ở các mùa tuyển sinh trước kia thì hệ CĐ trường ĐH Ngân hàng chỉ xét tuyển từ những thí sinh dự thi vào hệ ĐH của trường nhưng chưa trúng tuyển.  
Ảnh: Việt Hưng Cho em hỏi, học hệ bổ túc thì có được dự thi vào khối các trường Y và Sư phạm không? Nếu không thì được thi vào các trường ĐH hệ chính quy nào?( [email protected])

Theo quy định mới nhất của Bộ GD-ĐT thì đối tượng dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 bao gồm: Đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề và tương đương.

Như vậy việc em tốt nghiệp THPT bổ túc hay học THPT không ảnh hưởng đến việc em đăng ký dự thi vào các trường ĐH trong cả nước (bao gồm cả khối các trường Y và khối trường Sư phạm).

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là có một số trường đặc thù chỉ nhận đối tượng dự thi là tốt nghiệp THPT. Chủ yếu các trường này là thuộc khối văn hóa nghệ thuật.

Xin ban tư vấn cho em biết năm nay đề thi tốt nghiệp THPT có gì khác những năm trước? ([email protected])

Nhìn chung thì đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 không có nhiều khác biệt so với năm 2009. Chỉ có điểm khác đó là năm nay không bắt buộc thí sinh học chương trình nào phải làm theo đề thi riêng chương trình đó. Thí sinh có thể chọn một trong hai phần đề riêng. Nếu thí sinh làm cả hai phần thì vi phạm quy chế thi và chỉ được chấm điểm phần chung, không chấm điểm phần riêng.

Cho em hỏi việc ưu tiên xét tuyển đối với học sinh giỏi quốc gia được quy định như thế nào. Có phải tất cả trường đại học đều ưu tiên xét tuyển như nhau? Việc nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển là trước hay sau kì thi tuyển sinh đại học? ([email protected])

Theo qui chế tuyển sinh hiện nay, chỉ có các học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế, các giải thưởng quốc tếđặc biệt... mới được tuyển thẳng vào các trường ĐH-CĐ.

Vừa qua tại Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2010 nhiều Sở GD-ĐT đã yêu cầu Bộ GD-ĐT khôi phục lại quyền tuyển thẳng đối với học sinh đạt giải quốc gia nhưng không được chấp nhận.

Chính vì thế, như quy định hàng năm đối với các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia chỉ đượcưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ. Để được ưu tiên xét tuyển, các thí sinh này phải tham dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ và đạt từ mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT đưa ra trở lên.

Không phải trường ĐH, CĐ nào cũng có những quy định ưu tiên xét tuyển giống nhau. Thực tế qua các mùa tuyển sinh cho thấy, có trường sẽ ưu tiên bằng hình thức tuyển thẳng đối với những thí sinh đạt giải và vượt qua mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT đưa ra, có trường lại chỉ cộng điểm ưu tiên vào kết quả thi và sau đó xét tuyển bình thường…

Hàng năm các trường ĐH-CĐ đều công bố qui định chi tiết về những điều kiện xét tuyển ưu tiên cho các thí sinh đoạt giải quốc gia trong kỳ thi chọn học sinh giỏi.

Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ từBộ GD-ĐT, nhưng trong Hội nghị tuyển sinh vừa qua thì nhiều trường đều cho biết, hầu hết thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi đều được ưu tiên xét tuyển.

Đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển thì hồ sơ ưu tiên nộp cùng hồ sơ ĐKDT. Nếu trong khi nộp hồ sơ ĐKDT mà chưa có đầy đủ giấy tờ cần thiết thì thí sinh có thể bổ sung trong ngày đến làm thủ tục dự thi.

Xin cho em hỏi điểm sàn, điểm chuẩn có khác nhau không?([email protected])

Khái niệm điểm sàn và điểm chuẩn là hoàn toàn khác nhau. Hiểu một cách đơn giản thì:

Điểm sàn: là điểm do hội đồng xác định điểm sàn Bộ GD-ĐT họp thông qua sau mỗi kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Các trường ĐH-CĐ không được ấn định điểm trúng tuyển thấp hơn điểm sàn của khối thi tương ứng đã được công bố.

Điểm chuẩn: là điểm do hội đồng tuyển sinh của từng trường xác định cho từng ngành (hoặc nhóm ngành). Điểm chuẩn trúng tuyển được công bố là điểm dành cho thí sinh thuộc khu vực 3 nhóm đối tượng không ưu tiên.