Picture

Lịch Sử Trường PTTH Đốc Binh Kiều

1/. Tóm tắt tiểu sử Ông Đốc Binh Kiều.

Ông ĐỐC BINH KIỀU, tên thật là NGUYỄN TẤN KIỀU (? – 1866), gặp lúc giặc Tây chiếm Nam Kỳ, Ông về Gia Định đầu quân chống giặc. Do võ giỏi và có tài tổ chức nên Ông được giao quyền chỉ huy một đội quân dân dũng. Khi Gia Định thành thất thủ, ông mang quân hợp tác với Thiên Hộ Dương, lập căn cứ Bình Cách- Mỹ Quỳ ( Ba Giồng). Ông được Thiên Hộ Dương phong chức Đô Đốc Kiều và trở thành tham mưu đắc lực của Thiên Hộ.

 Khi lực lượng Thiên Hộ Dương bị đánh bật ra khỏi căn cứ Bình Cách,  Ông đã rút quân về ĐỒNG THÁP MƯỜI tìm nơi lập căn cứ cho cuộc chiến đấu lâu dài.


Tháng 6 năm Giáp Tý, Thủ Khoa Huân bị bắt ở An Giang. Qua tháng sau, Trương Định hy sinh ở Gò Công, nghĩa quân rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Thiên Hộ Dương quyết định rút vào Đồng Tháp Mười đặt Tổng Hành Dinh tại Gò Tháp, Đốc Binh Kiều được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ.

Để bảo vệ Đại đồn ở vòng ngoài có đồn Hữu và đồn Tả. Đồn Tiền nằm trên các con đường dẫn vào Đại đồn.

Xong đâu đấy, Đốc Binh Kiều  chỉ huy đồn Hữu, chịu trách nhiệm ngăn giặc mặt Xáng Xẻo, Rạch Muỗng. Đốc Binh Kiều chủ động kéo quân ra đánh Cai Lậy và nhiều nơi khác nhau. Do thắng nhiều trận oai hùng, uy danh ông làm cho giặc và tay sai khiếp sợ, tinh thần chiến đấu của nghĩa quân ngày một nâng cao, giặc Tây rất căm tức nhưng không sao tiêu diệt được.

Về sau, do Việt gian đưa lối chỉ đường, giặc Tây mới đem quân công hãm Tháp Mười. Ở mặt do Đốc Binh Kiều phụ trách, giặc tấn công rất hung hãn, ông chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt. Đến chiều, bọn chúng phải chịu lui quân. Đốc Binh Kiều leo lên đài quan sát trực tiếp theo dõi cuộc tháo chạy của giặc, khi hối hả rút lui, một tên lính Tây bị thương gần đó thấy có người trên đài quan sát, hắn bắn một lọat làm ông trúng đạn. Ông được đưa về Tổng hành dinh ở Gò Tháp để điều trị. Sau đó, vì vết thương quá nặng phải chuyển ông về Giồng Dung chạy chữa. Mấy ngày sau, được tin Tổng Hành Dinh thất thủ, Ông uất lên mà chết .

Công lao chống giặc giữ nước của  ông luôn được mọi người truyền tụng.

Hiện nay, đền thờ chính của Đốc Binh Kiều đặt tại ẤP I, Xã Tân Kiều, Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Hàng năm vào ngày 15- 11 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức cúng giỗ ông theo  nghi thức tế lễ truyền thống rất long trọng ./.

 2/. Lịch sử hình thành & phát triển trường PTTH Đốc Binh Kiều.

 Khởi đầu từ lớp Trung học Cai Lậy (1959), do Hội phụ huynh học sinh của quận đứng ra xin phép thành lập, với bộ khung khá đơn giản: một Thanh tra tiểu học làm Hiệu trưởng, một Thư ký, hai giáo viên giảng dạy và học sinh vỏn vẹn chỉ có 56 em.             

Năm năm sau, từ Năm học 1962-1963,  ngôi trường trệt xây thêm lầu, từ 5 thành 10 phòng học, Trung học Cai Lậy thực sự trở thành một ngôi trường quận khá qui mô với 350 học sinh, đồng thời được đổi tên là Trung học Khiêm Ích (do quận Cai Lậy bấy giờ đổi tên thành Huyện Khiêm Ích).

Nếu lấy ngày 11/12 làm “ giấy khai sinh trường” thì 8 năm sau, tức năm 1967 tên trường Đốc Binh Kiều mới chính thức ra đời. Đây là ngày Bộ Văn Hóa Giáo Dục chính quyền Sài Gòn ký Nghị định số 2876 chính thức công nhận trường là nơi đào tạo học sinh đệ nhị cấp thứ hai trong tỉnh Định Tường, được phép thu nhận học sinh các quận lân cận như Cái Bè, Giáo Đức, Mộc Hóa… Đồng thời là năm Trung học Khiêm Ích đổi thành Trung học Đốc Binh Kiều. Ai đề nghị đổi tên chưa rõ, nhưng rõ ràng đây là một “đề nghị lịch sử” và các thế hệ sau có quyền khẳng định rằng người đề nghị đổi tên trường là một công dân yêu nước theo đúng nghĩa. Tên của trường là tên của vị Đốc Binh kháng Pháp minh chứng điều đó.

Tốc độ phát triển của trường khá nhanh, trong vòng chưa đến một thập niên, từ 768 học sinh vào năm 1967, đến năm 1975 trường đã có 2.095 học sinh với cơ sở vật chất gần 34 phòng học, 3 phòng làm việc, Phòng thí nghiệm và Thư viện… Năm học đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất (1976-1977), trường đã tách rời cấp hai, chỉ còn lại cấp ba với 17 lớp học và 809 học sinh. Năm học 1979-1980 trường có thêm phân hiệu Tam Bình, năm học 1984-1985 thêm phân hiệu Mỹ Phước Tây. Sau khi tất cả các phân hiệu “ra riêng”, trung học Đốc Binh Kiều tiếp tục “nở nồi”, số lớp đạt đến mức kỷ lục là 68 lớp với 3.159 học sinh vào năm học 2001- 2002 và đây cũng là thời điểm trường có thêm một cơ sở mới khang trang đươc xây dựng ở Khu 4, thị trấn Cai Lậy.

3/. Truyền thống cách mạng.


Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ những năm 1960, trường Đốc Binh Kiều đã có nhiều học sinh thoát ly tham gia cách mạng. Đặc biệt từ 1967, sau khi trường được đổi tên là trường Đốc Binh Kiều, phong trào học sinh tham gia họat động cách mạng bắt đầu hình thành và lớn mạnh. Trong đợt tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, nhiều học sinh của Trường tham gia chiến đấu và hy sinh như: Trương văn Hữu, Đặng văn Điệp, Nguyễn văn Huân…

Vào giữa năm 1969, phong trào đấu tranh chống Mỹ lan rộng trong học sinh. Tại trường có một Chi đoàn thanh niên được thành lập với 9 Đoàn viên làm nồng cốt vận động phong trào .

Các họat động rải truyền đơn, làm đặc san, báo tường tuyên truyền cách mạng, đấu tranh chống quân sự hóa học đường, đòi dân sinh dân chủ trong học đường, đấu tranh chống chào cờ …diễn ra sôi noåi  rầm rộ.

Cuối năm 1970, đồng chí Trần Văn Lộc, Phó Bí thư Thị đoàn Thị trấn Cai Lậy bị địch bắt. Chúng lấy được danh sách các học sinh trường Đốc Binh Kiều tham gia họat động cách mạng và tổ chức vây ráp bắt bớ. Nhiều học sinh nng cốt của phong trào như: Hải, Đức, San, Ghi, Hạnh, Thành, Sắc…bị bắt giam. Ngoài ra địch còn tung mật vụ thường xuyên theo dõi và tổ chức liên tục các buổi huấn thị và răn đe. Phong trào bị tạm lắng.         

 Năm 1972 số học sinh bị bắt, sau khi ra tù tiếp tục móc nối gây dựng lại phong trào đấu tranh cách mạng trong nhà trường . Chi đoàn thanh niên được thành lập lại với 8 học sinh nồng cốt. Giữa năm 1972, phong trào lớn mạnh, các tổ tuyên truyền, tổ tự vệ được thành lập. Đặc biệt vào cuối năm 1972, tổ tự vệ tổ chức đánh lựu đạn vào đồn quân cảnh quận Cai Lậy, gây tiếng vang lớn trong phong trào thanh niên học sinh lúc bấy giờ.

 Các hoạt động đấu tranh cũng diễn ra rất sôi nổi vào các năm 1973-1974 nhất là phong trào rải truyền đơn, đấu tranh đòi địch thi hành hiệp định Paris… Nhiều học sinh đã thóat ly trực tiếp cầm súng chiến đấu trong giai đọan này.

  Ngày 30/04/1975, sau khi được tin chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng, lực lượng Chi đoàn Thanh Niên trường Đốc Binh Kiều nhận  lệnh phối hợp cùng lực lượng biệt động thị trấn tổ chức kéo băng cờ thị uy. Lực lượng nhanh chóng thành lập toán xung kích. Chiều ngày 30 – 4 –1975, lực lượng đòan viên học sinh của trường đã tiếp quản, chính thức làm chủ ngôi trường thân yêu của mình.

4
/. Truyền thống "Dạy tốt - học tốt".


Nhà trường đã hội tụ đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình, có tâm huyết với ngành nghề, nhiều thầy cô ngoài Huyện, ngoài Tỉnh về đây cùng gắn bó xây dựng nhà trường vững mạnh.

 Đến nay đã có 46 cán bộ, giáo viên được tặng huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục + Kỷ niệm chương của Bộ Giáo dục –Đào tạo’’, nhiều cán bộ giáo viên đạt danh hiệu cán bộ quản lý giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.

Trong gần nửa thế kỷ thaønh laäp, tröôøng đã đào tạo một số lượng lớn học sinh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng, nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài cho quê hương Cai Lậy. Có không ít học sinh của trường tham gia vào công tác chính quyền, chuyên môn các cấp. Tính từ năm 1975 đến nay số học sinh ra trường là 16.464 học sinh, trong đó có 15.070 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học.